Chung quanh việc thiết kế cầu thang nhà ống hiện đại
Cầu thang là một chi tiết quan trọng trong thiết kế nhà ở nhiều tầng, nhất là đối với cầu thang nhà ống hiện đại, bởi nó không chỉ đáp ứng những tiện ích lưu thông mà còn giúp tạo dáng thẩm mỹ cho ngôi nhà. Chung quanh chiếc cầu thang trong nhà ở, Nội Thất nhận được một số thư bạn đọc đề nghị tạp chí giải đáp nhiều yếu tố liên quan, cả về mặt kỹ thuật lẫn phong thủy.
Có nhiều gia chủ khi xây nhà thường yêu cầu các kiến trúc sư tính toán để làm cái cầu thang “thuận với phong thủy” thay vì phải quan tâm đến kích thước và độ cao của bậc thang sao cho khi bước không bị nhanh quá mà cũng không chậm quá, và bước chân không bị vấp – yếu tố “kỹ thuật” bắt buộc phải có đối với thiết kế cầu thang. Nhưng nếu tính toán để cầu thang trong nhà đáp ứng tốt cả về mặt kỹ thuật lẫn quan niệm về phong thủy sẽ giúp cho gia chủ yên tâm, thoải mái đi lại trong ngôi nhà của mình.
Về mặt kỹ thuật
– Trong nhà ở, chiều rộng của thân thang thường từ 0,9m – 1,2m; không nên làm nhỏ hơn 0,9m vì sẽ gây khó khăn trong sử dụng. Nhà phố nên chọn thang rộng 1m, nhà biệt thự nên chọn thang rộng 1,2m là hợp lý.
– Độ dốc của cầu thang được tính theo tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang để bước đi dễ dàng, không bị vấp. Theo đó công thức tính là 2h + b = 600mm (h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Độ cao của bậc thang trong nhà ở thường từ 160 – 180mm, chiều rộng tương ứng từ 250 – 300mm.
– Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang; chiếu nghỉ thường là bậc vuông rộng, tuy nhiên trong nhà kích thước nhỏ thì chiếu nghỉ thường phải chia rẽ quạt, nên chia hai hoặc ba bậc rẽ quạt để thuận lợi trong sử dụng.
– Chiều cao của lan can thường xác định theo độ dốc của cầu thang: thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900mm.
– Trong trường hợp nhà chật thì diện tích dành cho cầu thang cũng khiêm tốn, nếu kề bên cầu thang có giếng trời thì nên tính toán làm tường thang bằng kính thay cho lan can thông thường để kết hợp làm bệ trang trí .
– Độ dốc của cầu thang được tính theo tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang để bước đi dễ dàng, không bị vấp. Theo đó công thức tính là 2h + b = 600mm (h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Độ cao của bậc thang trong nhà ở thường từ 160 – 180mm, chiều rộng tương ứng từ 250 – 300mm.
– Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang; chiếu nghỉ thường là bậc vuông rộng, tuy nhiên trong nhà kích thước nhỏ thì chiếu nghỉ thường phải chia rẽ quạt, nên chia hai hoặc ba bậc rẽ quạt để thuận lợi trong sử dụng.
– Chiều cao của lan can thường xác định theo độ dốc của cầu thang: thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900mm.
– Trong trường hợp nhà chật thì diện tích dành cho cầu thang cũng khiêm tốn, nếu kề bên cầu thang có giếng trời thì nên tính toán làm tường thang bằng kính thay cho lan can thông thường để kết hợp làm bệ trang trí .
Theo quan niệm phong thủy
– Cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng chức năng của ngôi nhà theo chiều giao thông đứng; vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng (kề cận giếng trời là tốt nhất).
– Điều quan trọng là tính số bậc thang lên các tầng, phải tính sao cho từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “sinh” trong vòng tuần hoàn “sinh – lão – bệnh – tử”. Vì thế, tổng số bậc cầu thang phải là bậc lẻ: 17 hoặc 21. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc là chiếu tới hay hành lang tầng; nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.
Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phong thủy và kỹ thuật trong thiết kế và thi công cầu thang
Nguồn bài viết: Tạp chí Nội thất số 182
Nhận xét
Đăng nhận xét